KH giáo dục STEM trong trường phổ thông

UBND TỈNH LÀO CAI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /SGD&ĐT- GDTrH
V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục
STEM trong giáo dục trung học
Lào Cai, ngày tháng 9 năm 2020
Kính gửi:
– Các phòng GD&ĐT huyện/thành phố;
– Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT;
– Các trung tâm GDNN-GDTX.
Căn cứ công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 của Bộ GD&ĐT về
việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học; nhằm
hỗ trợ các trường phổ thông triển khai thực hiện có hiệu quả giáo dục Khoa học,
Công nghệ, Kĩ thuật và Toán, Sở GD&ĐT hướng dẫn một số nội dung thực hiện giáo
dục STEM và tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục STEM trong trường trung học như
sau:
I. Mục đích
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh về vị trí, vai trò, ý
nghĩa và hiểu đúng bản chất hoạt động của giáo dục STEM; thống nhất nội dung,
phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường.
2. Tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục trung học nhằm góp
phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
3. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí, giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây
dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM.
II. Các hình thức tổ chức và nội dung giáo dục STEM
– Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
– Nội dung bài học theo chủ đề (sau đây gọi chung bài học) STEM gắn với việc
giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia
học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết
vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.
– Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất tại đơn vị,
các trường áp dụng “phù hợp, linh hoạt” các hình thức tổ chức giáo dục STEM theo
PHỤ LỤC đính kèm.
III. Xây dựng và thực hiện bài học STEM
1. Quy trình xây dựng bài học STEM
a) Bước 1: Lựa chọn nội dung dạy học
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng,
quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên, xã hội; quy trình hoặc thiết bị công
nghệ ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn nội dung của bài học.
b) Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải
quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong
2
chương trình môn học đã được lựa chọn hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã
biết để xây dựng bài học.
c) Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề
Xác định rõ tiêu chí của sản phẩm/giải pháp làm căn cứ quan trọng để đề xuất
giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.
d) Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
– Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực với các hoạt động học bao hàm các bước của quy trình kĩ thuật.
– Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung, dự kiến sản
phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành và cách thức tổ chức hoạt động học tập.
Các hoạt động học tập đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường,
ở nhà và cộng đồng).
– Cần thiết kế bài học điện tử trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học của
học sinh bên ngoài lớp học.
2. Thiết kế tiến trình dạy học
– Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật, nhưng các bước trong
quy trình có thể không cần thực hiện một cách tuần tự mà thực hiện song song,
tương hỗ lẫn nhau. Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền có thể được tổ chức thực
hiện đồng thời với việc đề xuất giải pháp; hoạt động chế tạo mẫu có thể được thực
hiện đồng thời với việc thử nghiệm và đánh giá. Trong đó, bước này vừa là mục tiêu
vừa là điều kiện để thực hiện bước kia.
– Mỗi bài học STEM có thể được tổ chức theo 5 hoạt động dưới đây. Trong đó,
hoạt động 4 và 5 được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt ở trong và ngoài lớp
học theo nội dung và phạm vi kiến thức của từng bài học.
– Mỗi hoạt động phải được mô tả rõ mục đích, nội dung, dự kiến sản phẩm hoạt
động của học sinh và cách thức tổ chức hoạt động.
– Nội dung hoạt động có thể được biên soạn thành các mục chứa đựng các thông
tin như là nguyên liệu, kèm theo các lệnh hoặc yêu cầu hoạt động để học sinh tìm
hiểu, gia công trí tuệ để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động; cách thức tổ chức
hoạt động thể hiện phương pháp dạy học, mô tả cách thức tổ chức từng mục của nội
dung hoạt động để học sinh đạt được mục đích tương ứng.
a) Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề. Trong đó, học
sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể với các
tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây
dựng giải pháp. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, buộc học sinh
phải nắm vững kiến thức mới thiết kế, giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm.
b) Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tăng cường mức độ tự
lực tuỳ thuộc từng đối tượng học sinh dưới sự hướng dẫn một cách linh hoạt của giáo
viên. Khuyến khích học sinh hoạt động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng
vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm.
c) Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
3
Tổ chức cho học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo
thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); giáo viên tổ chức góp ý,
chú trọng việc chỉnh sửa và xác thực các thuyết minh của học sinh để học sinh nắm
vững kiến thức mới và tiếp tục hoàn thiện bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử
nghiệm.
d) Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
Tổ chức cho học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế, kết hợp tiến hành
thử nghiệm trong quá trình chế tạo. Hướng dẫn học sinh đánh giá mẫu và điều chỉnh
thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi.
đ) Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo
luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.
3. Tiêu chí đánh giá bài học STEM: Các tiêu chí đánh giá bài học STEM tuân
thủ các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài học theo Công văn số 5555/BGDĐTGDTrH ngày 08/10/2014.
4. Đánh giá kết quả học tập: Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
phương thức giáo dục STEM được thực hiện theo quy định tại Thông tư 58/2011/TTBGDĐT ngày 12/12/2011; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, ngày 26/8/2020 của Bộ
GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số
58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện đánh giá
trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học bằng các hình thức khác nhau theo hướng
dẫn tại công văn số 1815/SGD&ĐT-GDTrH ngày 23/10/2017.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo
– Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện giáo dục STEM
trong các nhà trường; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của các cơ sở giáo dục
phổ thông thuộc phạm vi quản lí.
– Chỉ đạo triển khai có hiệu quả các hoạt động giáo dục STEM tại các trường
triển khai thí điểm theo Kế hoạch số 76/KH-SGD&ĐT, ngày 9/4/2019 của Sở
GD&ĐT. Mỗi trường tổ chức được ít nhất 02 chủ đề/học kỳ (lồng ghép trong xây
dựng các chủ đề dạy học, trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường) về giáo dục
STEM; riêng các trường hạng 1 tổ chức được ít nhất 03 chủ đề/học kỳ.
– Chỉ đạo các đơn vị tổ chức dạy học theo phương thức giáo dục STEM và kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chất lượng, hiệu quả; các trường
nghiên cứu, vận dụng triển khai giáo dục STEAM phù hợp với điều kiện của địa
phương, đơn vị (kết hợp tư duy sáng tạo Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán và
nghệ thuật ứng dụng vào giảng dạy, cùng các tình huống thực tế).
– Tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục STEM (cấp huyện,
TP, thị xã) tối thiểu 1 lần/năm học. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL, giáo
viên về xây dựng và thực hiện bài học STEM, kỹ năng tổ chức các hoạt động trải
nghiệm STEM và năng lực hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật; xây
dựng chuyên mục “Giáo dục STEM” trên website của trường, phòng GD&ĐT để tổ
chức tuyên truyền, xây dựng kho học liệu về giáo dục STEM.
4
– Chủ động nghiên cứu, tham mưu UBND huyện, thành phố, thị xã triển khai
giáo dục STEM phù hợp với điều kiện của địa phương.
– Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị, nâng cấp hạ
tầng CNTT tổ chức các hoạt động giáo dục STEM.
3. Các đơn vị trực thuộc Sở, các trung tâm GDNN-GDTX
– Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giáo dục STEM trong kế hoạch giáo
dục nhà trường phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Mỗi trường tổ
chức được ít nhất 02 chủ đề/học kỳ (lồng ghép trong xây dựng các chủ đề dạy học
trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường) về giáo dục STEM; riêng các trường
hạng 1 tổ chức được ít nhất 03 chủ đề/học kỳ.
– Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên về xây dựng và thực hiện bài học
STEM; kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM và năng lực hướng dẫn
hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật. Xây dựng chuyên mục “Giáo dục STEM”
trên website của trường để tổ chức tuyên truyền, xây dựng kho học liệu về giáo dục
STEM.
– Tổ chức dạy học theo phương thức giáo dục STEM và kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh đảm bảo chất lượng, hiệu quả; các trường nghiên cứu, vận
dụng triển khai giáo dục STEAM phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị (kết
hợp tư duy sáng tạo Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán và nghệ thuật ứng dụng
vào giảng dạy, cùng các tình huống thực tế).
– Trường THPT Chuyên: Tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo
dục STEM cấp tỉnh xong trước tháng 6/2021.
Sở GD&ĐT yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị triển khai, thực hiện; nếu khó khăn,
vướng mắc báo cáo về Sở GD&ĐT (qua phòng GDTrH) để giải quyết./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lãnh đạo Sở;
– Các phòng của Sở;
– Cổng thông tin của ngành;
– Lưu: VT, GDTrH.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đỗ Minh Tâm
5
PHỤ LỤC
Các hình thức tổ chức và nội dung giáo dục STEM
(Kèm theo văn bản số /SGD&ĐT-GDTrH, ngày /9/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai)
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC STEM NỘI DUNG GIÁO DỤC STEM
1. Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM
– Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong
nhà trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học
STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học
thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp
cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.
– Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình
của các môn học nhằm thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông theo thời lượng quy định của các môn học
trong chương trình.
– Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động
nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận
và vận dung kiến thức thông qua các hoạt động: Lựa chọn
giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo,
thử nghiệm mẫu thiết kế; chia sẻ, thảo luận, hoàn thiện
hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dưới sự hướng dẫn của giáo
viên.
1. Bài học STEM
a) Nội dung bài học STEM nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, gắn kết các vấn đề của thực
tiễn xã hội
– Nội dung bài học STEM đuợc gắn kết với các vấn đề thực tiễn đời sống xã hội, khoa học, công nghệ
và học sinh đuợc yêu cầu tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh kiến thức, đáp ứng yêu cầu
cần đạt của bài học.
– Nội dung kiến thức của các bài học thuộc một môn học hoặc một số môn học trong chương trình; bảo
đảm giải quyết được vấn đề đặt ra một cách tương đối trọn vẹn.
b) Bài học STEM dựa theo quy trình thiết kế kĩ thuật
– Bài học STEM đuợc xây dựng dựa theo quy trình thiết kế kĩ thuật với tiến trình bao gồm 8 bước: Xác
định vấn đề; nghiên cứu kiến thức nền; đề xuất các giải pháp; lựa chọn giải pháp; chế tạo mô hình
(nguyên mẫu); thử nghiệm và đánh giá; chia sẻ thảo luận; điều chỉnh thiết kế.
– Cấu trúc bài học STEM có thể được chia thành 5 hoạt động chính, thể hiện rõ 8 bước của quy trình
thiết kế kĩ thuật như sau:
+ Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc yêu cầu chế tạo một sản phẩm ứng dụng gắn với nội dung bài học
với các tiêu chí cụ thể.
+ Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền (bao gồm kiến thức trong bài học cần sử dụng để giải quyết
vấn đề hoặc chế tạo sản phẩm theo yêu cầu) và đề xuất các giải pháp thiết kế đáp ứng các tiêu chí đã
nêu.
+ Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế, sử dụng kiến thức nền để giải thích, chứng
minh và lựa chọn, hoàn thiện phương án tốt nhất (trong truờng hợp có nhiều phương án).
+ Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phương án thiết kế đã đuợc lựa chọn; thử nghiệm và đánh giá
trong quá trình chế tạo.
+ Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm đã chế tạo; điều chỉnh, hoàn thiện thiết kế ban đầu.
c) Phương pháp dạy học đưa học sinh vào các hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động
– Hoạt động học của học sinh được thiết kế theo hướng mở về điều kiện thực hiện, nhưng cụ thể về tiêu
chí của sản phẩm cần đạt.
– Hoạt động học của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác; quyết định về giải pháp giải
quyết vấn đề là của học sinh.
– Học sinh thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng và thiết kế lại nguyên mẫu của
mình nếu cần.
6
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC STEM NỘI DUNG GIÁO DỤC STEM
– Học sinh tự điều chỉnh các ý tưởng của mình và xây dựng hoạt động tìm tòi, khám phá của bản thân.
d) Hình thức tổ chức dạy học cần lôi cuốn học sinh vào hoạt động kiến tạo, tăng cường hoạt động
nhóm, tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
– Hình thức tổ chức bài học STEM có thể linh hoạt, kết hợp các hoạt động trong và ngoài lớp học
nhưng cần đảm bảo mục tiêu dạy học của phần nội dung kiến thức trong chương trình.
– Tăng cường tổ chức hoạt động theo nhóm để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh
nhưng phải chỉ rõ nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể của mỗi học sinh trong nhóm.
e) Thiết bị dạy học cần lưu ý đến việc sử dụng thiết bị, công nghệ sẵn có, dễ tiếp cận với chi phí tối
thiếu.
– Sử dụng tối đa các thiết bị sẵn có thuộc danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định.
– Tăng cường sử dụng các vật liệu, công cụ gia dụng, công nghệ sẵn có, dễ tiếp cận, chi phí rẻ và an
toàn.
– Khuyến khích sử dụng các nguồn tài nguyên số bổ trợ, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm, có thể dễ
dàng truy cập sử dụng trong và ngoài lớp học để học sinh chủ động học tập.
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM
– Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức thông qua
hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực
tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và
lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện. Nhà trường có
thể tổ chức các không gian trải nghiệm STEM trong nhà
trường; giới thiệu thư viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô
phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá
các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực
tiễn đời sống.
– Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức theo kế
hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường; nội dung mỗi
buổi trải nghiệm được thiết kế thành bài học cụ thể, mô tả
rõ mục đích, yêu cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết
quả. Ưu tiên những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp
nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử nghiệm, thảo luận và
chỉnh sửa) của các hoạt động trong bài học STEM theo kế
hoạch dạy học của nhà trường.
– Tăng cường sự hợp tác giữa trường trung học với các cơ
sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các thành
2. Hoạt động trải nghiệm STEM
a) Nội dung hoạt động trải nghiệm STEM được lựa chọn phải gắn với việc thực hiện mục tiêu của
chương trình giáo dục phổ thông, tạo hứng thú và động lực học tập nhằm phát triển phẩm chất và năng
lực cho học sinh.
– Chú trọng những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử nghiệm, thảo
luận và chỉnh sửa) các hoạt động của bài học STEM trong chương trình, tập trung vào việc giải quyết
các vấn đề của thực tiễn xã hội, khoa học và công nghệ.
– Nội dung hoạt động trải nghiệm STEM có thể gắn với các hoạt động nghề nghiệp liên quan đến lĩnh
vực STEM nhằm bổ trợ cho quá trình học tập, tạo hứng thú và động lực học tập, góp phần định hướng
nghề nghiệp cho học sinh.
b) Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM cần phong phú, đa dạng, lôi cuốn học sinh vào hoạt
động tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn xã hội, khoa học và
công nghệ.
– Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM có thể linh hoạt, kết hợp các hoạt động trong trường
(dưới hình thức câu lạc bộ) và ngoài trường (tìm tòi, khám phá thực tiễn).
– Tăng cường tổ chức hoạt động theo nhóm để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh
nhưng cần đảm bảo chỉ rõ nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể của mỗi học sinh trong nhóm.
7
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC STEM NỘI DUNG GIÁO DỤC STEM
phần kinh tế – xã hội khác và gia đình để tổ chức có hiệu
quả các hoạt động trải nghiệm STEM phù hợp với các
quy định hiện hành.
3. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
– Hoạt động này dành cho những học sinh có năng lực, sở
thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá
khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn; thông
qua quá trình tổ chức dạy học các bài học STEM và hoạt
động trải nghiệm STEM phát hiện các học sinh có năng
khiếu để bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi học sinh tham
gia nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
– Hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật được thực hiện
dưới dạng một đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân
hoặc nhóm hai thành viên, dưới sự hướng dẫn của giáo
viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn phù hợp.
– Dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kỳ tổ chức ngày
hội STEM hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật tại đơn vị để
đánh giá, biểu dương nỗ lực của giáo viên và học sinh
trong việc tổ chức dạy và học, đồng thời lựa chọn các đề
tài/dự án nghiên cứu gửi tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ
thuật cấp trên.
3. Đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật
a) Học sinh tham gia học tập trên cơ sở tự nguyện, có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động
tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn; chú trọng phát hiện các học sinh
có năng lực và sở thích thông qua quá trình tổ chức dạy học bài học STEM và các hoạt động trải
nghiệm STEM.
b) Lựa chọn đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật phù hợp với học sinh hoặc nhóm học sinh trên
cơ sở đáp ứng quy định tại Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
 


Tập tin đính kèm

Tác giả: Trường THCS Bắc Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *